Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Chín, 2010

ISA 2006 Migration Guide

Read Full Post »

Ngày ấy xôn xao

Con đường ngập tràn trong nắng lụa
Hoa mơ nở rộng sáng tinh lòng
Hoài niệm miên man thời xa văng
Người cũ xưa chừ biết nhớ không….!

Thổn thức mơ trời thương nhớ ơi!
Cái thuở say mơ của một thời…
Ước vọng nhẹ nhàng như cơn gió
Mơn man người cũ thuở xa xôi

U hoài kỷ niệm nhớ xót xa…
Cái thưở trinh nguyên trắng ngọc ngà
Lạc mộng đau lòng sầu cô lữ
Có ai hiểu thấu nỗi lòng ta..?

Read Full Post »

Áo trắng hoài mơ

Mây trắng nào khẽ nhẹ bay
Nghiêng chao vành nón che tay ngượng ngùng
Mơ hồ trời đất mông lung
Ai đem ta lạc vào vùng mộng mơ
Em đừng e lệ ơ hờ
Phải chăng duyên nợ bất ngờ tình vương
Tình yêu là cõi thiên đường
Mộng em thao thức say thương nhớ thầm
Mơ màng dạo mấy khúc ngâm
Mơn man theo gió bâng khuân gởi người
Tình ca thắm mộng đời tươi
Nụ môi trinh bạch mơ cười vây quanh
Họa mi thánh thót đầu nhành
Hoa mơ nở rộ bao cành thương yêu
Mong sao sớm sớm chiều chiều
Đôi ta như gió cùng diều bay cao
Chữ tình thơ mộng ngọt ngào
Dẫu cho bạc tóc còn lao xao lòng

Read Full Post »

Dư hương- Huế

Cổ kính sao đất Thần Kinh xứ Huế
Những hàng cây soi bóng nước sông xanh
Cầu Trường Tiền nối hai đầu kỷ niệm
Dậy xôn xao tự thưở tuổi học sinh

Chùa Linh Mụ bảy tầng mơ trời Huế
Sáng dịu dàng đêm lặng ánh trăng mơ
Đò Hương giang tiếng hò ai mong đợi
Duyên lạ kỳ khép nép nón bài thơ

Đây Cung nội nguy nga xưa của Huế
Điện Thái Hòa rực rỡ ánh dương hồng
Bao cung thất đã vùi trong dấu cỏ
Hồ Tịnh tâm lạnh lẽo buổi tàn đông

Bao lăng tẩm nét rất riêng của Huế
Đồi cao cao vi vút tiếng thông reo
Thêm đá rộng chiều tịnh không êm ả
Lăng chon von cứ mãi bước chân leo

Ôi say đắm ngọt ngào câu hò Huế
Giọng mái nhì mái đẩy tiếng thân thương
Nghe ngọt lịm đến say mơ mộng tưởng
Dẫu xa ngàn còn mơ mộng dư hương

Read Full Post »

Bình minh tinh khiết con đường

Tinh khôi áo trắng phố phường mơ bay

Phiêu bồng cơn gió mê say

Buông lơi những sợi tóc mây ngỡ ngàng

Lụa là áo trắng miên man

Sóng nào bỗng dậy rộn ràng trong ta

Thênh thang những giấc mơ hoa

Xôn xao bóng dáng ngọc ngà mà say

Con đường mong mãi…mãi dài

Cho ta nối bước gót hài thướt tha

Cho đời vang mãi khúc ca

Cho cầu nối nhịp giữa ta với nàng

Cho mùa xuân mãi ngập tràn

Cho hoa rực rỡ muôn ngàn sắc hương

Con đường hoa mộng lạ thừơng

Áo mơ trắng toát, thùy dương cát vàng

Hàng dừa vẩy gọi dịu dàng

Như mời như đón mơ màng tình ai

Tan trường áo trắng tung bay

Ngợp trời thanh thoát trời mây chung hòa

Ngập ngừng vang khúc tình ca

“Ngày xưa hoàng thị” mơ hoa ngại ngùng

Tình thơ rung cảm trong lòng

Viết lời ngây dại ai cùng cho chăng

Xạc xào cơn sóng bâng khuân

Con đường hoa mộng mong gần bến mơ

Read Full Post »

Nhiều người muốn biết nội dung công trình của Ngô Bảo Châu, nhưng đây là việc không dễ dàng. Chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm cho bạn đọc rộng rãi một cách diễn đạt nôm na dễ hiểu khác về vấn đề này. Trân trọng cám ơn các nhà khoa học Toán Lý B.Q.Ngọc và Đ.T.Khoa cung cấp những thông tin bổ ích.

Giải tích và Đại số, đôi chân của “Bổ đề”

Trong lĩnh vực toán lý thuyết, có hai nhánh lớn là Đại số và Giải tích.

Không nên nhầm lẫn các khái niệm đó với các khái niệm trong chương trình học toán ở bậc Phổ thông Trung học (PTTH). Ở bậc PTTH có 3 môn toán học: đại số, hình học và lượng giác. Ở đó, Đại số chỉ là các phép cọng trừ nhân chia thông thường trên các con số.

Còn trong lĩnh vực toán lý thuyết, Đại số là ngành lý thuyết toán trừu tượng hơn nhiều, có nhiệm vụ nghiên cứu các phép toán trên các tập hợp.

Còn Giải tích lại là một nhánh của lý thuyết số. Ngành lý thuyết số này khá quen thuộc với nhiều người, đối tượng nghiên cứu của nó là các số nguyên (Z), số thực (R).  Cùng với Phương trình vi phân, Giải tích là một phần của ngành lý thuyết số nói trên.

Vinh quang trở về Tổ quốc (Ảnh internet).

Giữa hai ngành toán – Đại số và Lý thuyết số, có rất nhiều khái niệm gần nhau như tuần hoàn (như hàm sin hay cos), đối xứng, đồng cấu (có cấu trúc đồng dạng qua các phép toán), đẳng cấu (đồng cấu mà cấu trúc đồng dạng là 1-1, tức rất giống nhau, như sinh đôi)…

Chương trình Langlands và “bổ đề cơ bản”

Với những lý do nói trên, năm 1967 Langlands đề xuất mối liên hệ mật thiết giữa đại số và giải tích (bộ phận của lý thuyết số), hoặc cụ thể hơn là sự tương ứng giữa một lớp nhóm (nhóm Lie semi-simple) và hình thức tự cấu (một khái niệm liên quan đến đồng cấu). Đấy là chương trình Langlands, một lý thuyết thống nhất lớn của toán học.

Đối với ông, tất cả lĩnh vực của toán học đều liên quan và liên kết với nhau, việc khó khăn là tìm những mắt xích liên kết đó. Sau nhiều năm miệt mài, Langlands đã thu lượm được một số kết quả và ông cũng đưa ra một vài giả thuyết. “Mặc dù những giả thuyết đó mỏng manh và táo bạo, thậm chí liều lĩnh, nhưng Langlands ước vọng một khi từng giả thuyết được chứng minh thì dần dần xuất hiện một “Nữ hoàng Toán học thống nhất vĩ đại”. Điều này rất hấp dẫn bởi vì nếu có một vấn đề gì khó trong lãnh vực này, thì người ta có thể chuyển hoá vấn đề đó sang một vấn đề khác tương ứng ở lĩnh vực khác”.

Nhưng chương trình Langlands cần phải dựa trên “bổ đề cơ bản” (bổ đề là một mệnh đề Toán học mà từ đó người ta có thể có các kết quả quan trọng khác). Và nhiều người giành trí lực chứng minh bổ đề này. Bản thân Langlands và các cộng sự cũng chứng minh được cho một vài trường hợp riêng, nhiều người khác cũng thu được kết quả chứng minh cho nhiều trường hợp riêng khác.

Thành công kiệt xuất của Nhà toán học VN

Riêng Ngô Bảo Châu và vị thầy của mình – GS Laumon cũng chứng minh được một trường hợp quan trọng vào năm 2003, nhờ đó hai thầy trò nhận được giải thưởng Clay năm 2004.

Và đặc biệt, năm 2008 bản thân Ngô Bảo Châu đã đạt thành công vô cùng quan trọng,  chứng minh xong “Bổ đề cơ bản” cho trường hợp tổng quát. Sau đó, cộng đồng toán học thế giới mất đến một năm để xác nhận công trình của Ngô Bảo Châu là hoàn toàn đúng. Kết qủa của Ngô Bảo Châu đã góp phần quan trọng kéo 2 ngành lớn của Toán lại gần nhau.

Với thành công lớn lao mà giới toán học bó tay trong 30 năm ròng này, Tạp chí Time đã chọn công trình của Ngô Bảo Châu là một trong 10 công trình khoa học quan trọng nhất của năm 2009. Và việc gì phải đến đã đến. GS Ngô Bảo Châu đã được trao phần thưởng cao quý nhất Toán học thế giới – huy hiệu, giải thưởng Fields năm 2010.

Theo anh B.Q. Ngọc, cách diễn đạt như trên về công trình của GS Ngô Bảo Châu chỉ là mô tả vòng ngoài của bổ đề cơ bản. Để đi vào tâm của vấn đề, dĩ nhiên, phải đọc những bài viết sâu hơn và hết sức phức tạp. Đây là điều quá khó, vì công trình của Ngô bảo Châu rất khó hiểu, không chỉ đối với hầu hết những người “ngoại đạo” mà cả bản thân với nhiều nhà Toán học nữa.

T.T.M.

Read Full Post »

Tài liệu nhập môn Tin học version 2003

Soam

Excel2007.chm File này có tên đầy đủ là Excel2007.chm.pdf đổi tên file là Execl.chm để chạy được

BaitapChuyenDoiCoso

Tim_hieu_Excel_2007

Tim_hieu_Powerpoint_2007

Internet

ModauTinhoc

Phancung

1. GioiThieu_Tinhoc

2.  Binary Design

3. Slide word

4. Slide_Excel

5. Slide_PowerPoint

TỔNG QUAN PCMT

Nhập môn tin học nén

Read Full Post »